Khớp cắn ngược là gì?

10:21 |

Khớp cắn ngược là một dạng sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng và có tác động xấu tới cử động của hàm. Cụ thể khớp cắn ngược là gì, những nguyên nhân và biểu hiện của khớp cắn ngược ra sao sẽ được trình bày rõ trong bài viết này.


1. Khớp cắn ngược là gì?


Khớp cắn ngược là sự sai lệch trong tương quan giữa hai hàm răng trên – dưới làm phá vỡ vị trí chuẩn của hàm răng khiến cho hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

Đây là dạng sai lệch khớp cắn loại 2 theo cách phân định của y khoa cho các kiểu sai lệch khớp cắn.

Hình ảnh về khớp cắn ngược
Hình ảnh về khớp cắn ngược

2. Biểu hiện của khớp cắn ngược


Cũng giống như các dạng sai lệch khớp cắn khác, khớp cắn ngược có các biểu hiện riêng, cụ thể như sau:

- Hai hàm răng không đạt tương quan chuẩn: Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của khớp cắn ngược, đó là hàm răng trên nằm ở ngoài hàm răng dưới, bị hàm răng dưới phủ hoàn toàn.

- Nhóm răng trong (tiền hàm và răng hàm) có thể tiếp xúc ở mặt nhai chuẩn, nhưng cũng có thể không chuẩn, đặc biệt là khi vòm hàm trên quá nhỏ so với vòm hàm dưới.

Khớp cắn ngược do hàm trên quá nhỏ so với hàm dưới
Khớp cắn ngược do hàm trên quá nhỏ so với hàm dưới

- Nhóm răng trước (răng cửa và răng nanh) có thể chạm hoặc không chạm nhau. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà giữa hàm trên với hàm dưới có tiếp xúc với nhau hay không. Cắn ngược càng nặng thì khoảng cách giữa 2 hàm răng càng cách xa nhau khi ở trạng thái nghỉ bình thường.

- Ba phần trán – mũi – cằm không tương quan chuẩn mà bị lệch, bị gãy ở giữa gương mặt, cho nên khi nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy, cằm dô ra trước như mặt lưỡi cày.

- Đường nối trán – mũi – cằm có thể gãy khúc, cũng có thể thẳng nhưng đường thẳng lại bị lệch trái hoặc lệch phải.

3. Ảnh hưởng của khớp cắn ngược


Khớp cắn ngược có thể dẫn tới các tác hại sau:

- Khuôn mặt mất thẩm mỹ, không hài hòa, thọn gọn

- Hàm răng xấu, ăn nhai và tạo lực không đầy đủ

- Có thể ảnh hưởng đến khớp nhai, khớp hàm.


4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược


- Khớp cắn ngược do răng

Khớp cắn ngược do răng biểu hiện ngược nhóm răng cửa phía trước. Thông thường loại lệch lạc này vẫn có kiểu xương bình thường tức là sau khi điều trị hết khớp cắn ngược sẽ có khuôn mặt bình thường. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì do răng trên luôn bị răng dưới gây cản trở phía trước nên răng và xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là giai đoạn trẻ còn đang tăng trưởng và phát triển.

Bệnh nhân bị khớp cắn ngược do răng
Bệnh nhân bị khớp cắn ngược do răng

Hậu quả là xương hàm trên kém phát triển hơn so với hàm dưới biểu hiện ra là một khuôn mặt lõm hay còn gọi là mặt gãy ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân của khớp cắn ngược do răng thường là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.
 
- Khớp cắn ngược do xương

Khớp cắn ngược do xương có thể phát hiện từ sớm ở giai đoạn răng sữa với biểu hiện là một khuôn mặt lõm với hàm răng trên ở phía trong so với hàm răng dưới và càng ngày mức độ lõm càng gia tăng có thể gây khớp cắn hở phía trước. Nguyên nhân của khớp cắn ngược do xương có thể là do xương hàm trên kém phát triển hoặc do xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới
.
Khuôn mặt của người có khớp cắn ngược
Khuôn mặt của người có khớp cắn ngược

Trong hai nguyên nhân trên thì với tình trạng khớp cắn ngược, nguyên nhân do xương hàm phổ biến hơn. Để có thể xác định chính xác nguyên nhân và cách điều trị, các bạn hãy đến các trung tâm nha khoa uy tín để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị sai lệch khớp cắn tốt nhất.
Read more…

Thế nào là sai lệch khớp cắn và nguyên nhân do đâu?

09:17 |

Tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng rất mạnh tới thẩm mỹ khuôn miệng và chức năng của răng. Sai lệch khớp cắn là gì? Nguyên nhân do đâu? Bài viết sau đây sẽ giúp quý vị giải đáp những thắc mắc trên.


Sai lệch khớp cắn là gì?


Sai lệch khớp cắn xảy ra khi hai hàm trên dưới không thể cắn khít lại với nhau, các răng trên cung hàm mọc lệch lạc và không thẳng hàng. Trật tự sắp xếp của các răng trên cung hàm ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ răng hàm mặt, khó khăn trong ăn nhai, nói chuyện và thậm chí đến sức khỏe tổng thể của hệ tiêu hóa. Khớp cắn là thuật ngữ được dùng để chỉ sự liên kết giữa các răng. Khớp cắn lý tưởng là khi ngậm miệng lại thì vòm hàm trên bao vòm hàm dưới một tỉ lệ nhỏ đảm bảo má và môi không bị kích, lưỡi không bị cắn phải. Răng không thưa hoặc quá chen chúc, không bị xoay lệch.





Tình trạng sai lệch khớp cắn do răng thưa 


Các trường hợp sai lệch khớp cắn


- Răng chen chúc: Răng mọc thừa hoặc mọc chen chúc với nhau trên cung hàm xảy ra khi có quá nhiều răng trong khi không gian của xương hàm cũng như khoang miệng không đủ cho răng mọc. 


- Răng mọc lệch: Điển hình là phần trung tâm của hai răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới lệch vị trí nhau, không tạo thành một đường thẳng. Ngoài ra các trường hợp khác như răng mọc chếch ra, bị xoay lệch... 


- Răng thưa: Có khoảng trống giữa các răng trên cung hàm, có thể do tỉ lệ của răng hoặc do mầm răng mọc cách xa nhau. 


- Răng hô vẩu: Trường hợp răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới, có thể do răng hoặc do cả cấu trúc xương hàm. 





Các dạng sai lệch khớp cắn thường gặp 



- Răng móm (khớp cắn ngược): Trường hợp răng hàm dưới mọc bao ra phía người răng hàm trên, có thể do răng hoặc do cấu trúc xương hàm. 



- Răng khớp cắn hở: Khi cắn thì phần hàm trong khít nhau nhưng các răng cửa hai hàm trên dưới không đóng lại được, hở ra một khoảng. 


Nhận biết sai lệch khớp cắn 


Sai lệch khớp cắn nặng có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường vì rất mất thẩm mỹ. Trong khi đó sai lệch khớp cắn nhẹ thì thường chỉ có thể phát hiện qua thăm khám chuyên nghiệp tại phòng nha. Một số biểu hiện của sai lệch khớp cắn mà bạn có thể bỏ qua bao gồm: 


- Liên kết giữa các răng, đặc biệt là khi cắn xuống có sự kênh lệch 

- Khuôn mặt thay đổi, cơ mặt có thể bị biến dạng 

- Thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi 

- Khó chịu khi nhai cắn thực phẩm 

- Có vấn đề khi phát âm và nói chuyện khó khăn, không chuẩn 

- Khó khăn khi ngậm miệng và khép kín 2 hàm, thậm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi 


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn 


Sai lệch khớp cắn được bắt nguồn từ rất nhiều nguyên do, sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng sai lệch khớp cắn.

♦ Sai lệch khớp cắn do di truyền


Một số trẻ sinh ra đã bị sai lệch khớp cắn. Đây là một trong số những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng sai lệch khớp cắn. Những trẻ sinh ra có xương hàm quá nhỏ mà răng thì to hoặc xương hàm bình thường nhưng răng mọc lên bất thường, lệch lạc cũng gây nên tình trạng sai lệch khớp cắn.


Những gia đình có bố, mẹ hoặc bố hoặc mẹ có tình trạng răng hô, răng vẩu…thì tỷ lệ con sinh răng cũng bị hô, vẩu…lớn hơn các gia đình bình thường. Hô, vẩu…cũng là một trong những dạng răng mọc lên thiếu thẩm mỹ dẫn tới tình trạng sai khớp cắn.


♦ Sai lệch khớp cắn do các thói quen xấu khi còn bé

Khi còn nhỏ, các bé thường có thói quen mút tay, ngậm ty giả, thở miệng hoặc đẩy lưỡi…đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng răng bị đẩy ra, chìa ra phía môi gây ra tình trạng sai khớp cắn.





Thói quen mút tay ở trẻ nhỏ là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn 


♦ Sai lệch khớp cắn do mất răng sớm


Ở một số trẻ do bệnh lý răng miệng hoặc do va chạm mà răng sữa mất sớm hơn so với thời gian răng vĩnh viễn mọc. Tình trạng này làm cho răng mọc lệch, mọc chen chúc và gây nên những sai lệch trong khớp cắn. Gây ảnh hưởng tới chức năng răng và tính thẩm mỹ của răng miệng.


♦ Sai lệch khớp cắn do chế độ dinh dưỡng


Chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng sẽ làm cho xương hàm chậm phát triển hoặc phát triển yếu. Xương hàm quá ngắn, không đủ chỗ cho răng mọc là nguyên nhân làm sai lệch khớp cắn 


♦ Sai lệch khớp cắn do tai nạn.


Tai nạn hoặc các chấn thương sẽ làm cho các răng dịch chuyển về cùng một phía. Hay các bệnh lý răng miêng cũng gây nên những ảnh hưởng làm răng miệng bị xô lệch, khớp cắn bị sai trầm trọng.



Tất cả những tổn thương làm sai lệch khớp cắn đều gây ảnh hưởng tới chức năng răng và tính thẩm mỹ của hàm răng. Làm cho khuôn miệng mất cân đối và không hài hòa với các đường nét khuôn mặt. Vì thế bạn cần đến bác sĩ để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị, chỉnh nha phù hợp nhất nhằm hạn chế được những tình trạng xấu ảnh hưởng tới răng miệng.


Read more…